VẤN ĐỀ VỀ NITRITE ĐỐI VỚI CÁ NUÔI “ BỆNH MÁU NÂU”

Vấn đề về Nitrite (NO2) tồn tại trong ao nuôi thủy sản đang được lo ngại vì tính gây độc của nó đối với động vật thủy thủy sản nhất là đối với các loài cá nước ngọt. Vấn đề này không thể tránh khỏi vì nitrite luôn được sinh ra vì nó là thành phần tự nhiên của chu trình nitơ trong hệ sinh thái. Trong ao nuôi thủy sản, lượng thức ăn dư thừa hoặc chất thải của động vật thủy sản cũng như các quá trình phân hủy xác động thực vật đã sản sinh ra các hợp chất anmonia (NH3/NH4+).  Các hợp chất này được một số loại vi khuẩn như Nitrosomonas, Nitrosopira hoặc các vi khuẩn khác chuyển hóa thành nitrite thông qua quá trình nitrate hóa. Đối với nhu cầu về sản lượng thủy sản, chính vì thế việc tăng mật độ nuôi để đáp ứng nhu cầu đó cũng làm tăng lượng thức ăn sử dụng dẫn đến việc tăng các sản phẩm thải trong ao nuôi và tích lũy các hợp chất chứa nitơ trong môi trường ao nuôi. Nitrite còn gây ảnh hưởng đến sinh lý, hô hấp, sự điều hòa ion, nội tiết… và tốc độ tăng trưởng của cá và một trong những ảnh hưởng của nitrite là gây nên bệnh máu nâu “brown blood disease”  đã và đang ảnh hưởng đến cá nuôi.

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh này là do việc quản lý nitrite trong ao nuôi chưa được tốt dẫn đến nồng độ nitrite trong nước ao nuôi cao. Nitrite dần tích tụ vào cơ thể và gây nên bệnh máu nâu trên cá theo cơ chế:  Nitrite khi xâm nhập vào máu cá có thể oxy hóa hemoglobin (Hb) trong tế bào hồng cầu và chuyển thành một hợp chất khác là methemoglobin (metHb) gây ra bệnh máu nâu ở cá (Hb có khả năng vận chuyển oxy nhưng metHb không có khả năng đó) và hậu quả là cá có thể bị ngạt nên không thể hô hấp và dẫn đến cái chết.  Chính vì vậy màu sắc của máu cá cũng thay đổi chuyển từ màu đỏ  sang màu đỏ nâu.

Vấn đề về nitrite thường xảy ra khả năng hơn trong các hệ thống nuôi tuần hoàn nếu việc quản lý kém hiệu quả và hệ thống lọc tuần hoàn chưa thật sự hoạt động tốt do hỏng. Sự biến đổi của nhiệt độ thường xuyên trong ao nuôi (điều kiện thời tiết nhiều mây hoặc mưa liên tục) cũng  dẫn đến sự phân hủy chu kỳ nitơ do giảm hoạt động vi khuẩn cũng như các phiêu sinh vật. Lý do là khi ở nhiệt độ thấp, sự suy giảm chất dinh dưỡng, thời tiết nhiều mây hoặc mưa, thuốc thuốc trừ sâu,…) có thể làm giảm lượng amoniac được tảo hấp thụ, do đó lượng vi khuẩn nitrate hóa tăng lên. Nếu nồng độ nitrite vượt quá mức, vi khuẩn chưa thể kịp chuyển hóa thành nitrate thì sự tích tụ nitrite tất yếu sẽ xảy ra, và bệnh máu nâu là một nguy cơ.

Triệu chứng được biểu hiện rõ nhất của bệnh máu nâu là cá sẽ thở thoi thóp ngay cả khi nồng độ oxy được đo tương đối cao.

Cách phòng bệnh và xử lý

Vấn đề bệnh máu nâu có liên quan đến nitơ, chính vì vậy biện pháp trước hết là giảm đến mức thấp nhất lượng nitơ được kết hợp vào hệ thống bằng cách giảm tỷ lệ cho ăn.

Thêm vào đó, bệnh máu nâu có thể được phòng, hoặc là giảm thiểu bằng bởi sự kiểm soát khí độc trong ao nuôi  trong đó có nitrite bằng cách duy trì các tỷ lệ Cl/NO2 thích hợp. Phương pháp sử dụng muối ăn (NaCl) ít tốn chi phí và khá hiệu quả. Muối CaCl2 cũng có thể dùng được nhưng thường đắt tiền hơn. Cơ chế này được hiểu là ion Cl trong muối cạnh tranh với nitrite và làm nitrite không kết hợp được với Hb từ đó kiểm soát được tình trạng này.

Khi phát hiện bệnh máu nâu, để cắt giảm tình trạng này bằng cách đơn giản là thêm muối ăn vào nước. Cá loài cá da trơn nếu mắc bệnh máu nâu thì rất dễ tạo cơ hội cho các bệnh nhiễm khuẩn khác (bệnh sốt huyết do Aeromonas hydrophila cũng như bệnh trắng gan, trắng mang do vi khuẩn nhóm Columnaris). Các loại bệnh do vi khuẩn cơ hội này thường xảy ra trong 1 đến 3 tuần sau khi mắc bệnh máu nâu.

Hoặc quý độc giả có thể tham khảo thêm sản phẩm của công ty chúng tôi: “YUCCA LIQUID

-Công dụng: Giảm khí độc như NO2 trong môi trường, cải thiện môi trường ao nuôi.

-Liều dùng:

+ Hấp thu khí độc nhanh: 1 lít/5.000 m3
+ Định kỳ:  2-3 tuần sử dụng 1 lần với liều dùng 1 L/15.000-18.000 m3

+Quy cách đóng chai: 1 L/chai

Hotline: 0939 802 686
?? Vui lòng inbox trực tiếp để được tư vấn chi tiết về sản phẩm!
Chúng tôi luôn sẵn lòng lắng nghe ý kiến của khách hàng để mang lại những sản phẩm tốt nhất!
===========????=============
Địa chỉ:
? Nhà máy sản xuất 1: 766 Quốc Lộ 61C, ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa, Phong Điền, Cần Thơ.
? Nhà máy sản xuất 2: 99 Ql 1A, Ấp Sóc Bưng, X. Thạnh Phú, H. Mỹ Xuyên, T Sóc Trăng.
?Trụ sở chính: 173 đường D7, KĐT Mỹ Hưng, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, Cần Thơ.

Bài viết tương tự

BỆNH EHP TRÊN TÔM VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

BỆNH EHP TRÊN TÔM VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA            HP là bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm. EHP thường ký sinh trong gan tụy tôm và nhân lên trong tế bào chất của biểu mô ống gan tụy, cản trở tôm […]

AQUA – VINA ĐỒNG HÀNH CÙNG NGƯỜI NUÔI TÔM ĐBSCL

Aquavina đặt nền móng cho sự thành công của người nuôi tôm tại ĐBSCL bằng việc cung cấp các sản phẩm thuốc thú y thủy sản chất lượng cao. Hội chợ triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam năm 2024 (VietShrimp 2024) đã chính thức khai mạc từ ngày 20-22/3 tại TP […]

CHƯƠNG TRÌNH “HÁI LỘC ĐẦU NĂM, CÙNG THẦN TÀI GÕ CỬA”

  THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH “HÁI LỘC ĐẦU NĂM, CÙNG THẦN TÀI GÕ CỬA” ———-000———- Đầu xuân 2024, Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Thương Mại Aqua-Vina gửi lời Chúc đến toàn thể Quý khách hàng năm mới “An Khang – Thịnh Vượng – Phát Tài” Trân trọng, Cảm ơn Quý Khách hàng đã tin […]

Trao giá trị-gửi yêu thương

gày 15/4 vừa qua, Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại Aqua – Vina đã phối hợp cùng Công An Thành Phố Cần Thơ trao quà tại UBND xã Thạnh Mỹ Vĩnh Thạnh – Thành Phố Cần Thơ cho các gia đình có chính sách, gia đình có hoàn cảnh trong khu vực. Hi […]

VẤN ĐỀ VỀ NITRITE ĐỐI VỚI CÁ NUÔI “ BỆNH MÁU NÂU”

Vấn đề về Nitrite (NO2–) tồn tại trong ao nuôi thủy sản đang được lo ngại vì tính gây độc của nó đối với động vật thủy thủy sản nhất là đối với các loài cá nước ngọt. Vấn đề này không thể tránh khỏi vì nitrite luôn được sinh ra vì nó là thành […]