CHẾ PHẨM SINH HỌC VÀ ỨNG DỤNG CỦA VI SINH

CHẾ PHẨM SINH HỌC LÀ GÌ?

Chế phẩm sinh học còn gọi là men vi sinh – tiếng Anh là probiotics – bao gồm hai từ: Từ “pro” có nghĩa là thân thiện và từ “biotics” có nghĩa là sự sống, sinh vật. Chế phẩm sinh học được sản xuất với mục đích kích thích sự gia tăng các loài lợi khuẩn trong môi trường. Gần đây, việc sử dụng các chế phẩm trong chăn nuôi đặc biệt trong nuôi trồng thuỷ sản (nuôi tôm thẻ, tôm sú, cá tra, ốc hương, ếch, v.v…) là một xu hướng mới thay thế cho kháng sinh, chất diệt khuẩn như Cloramin, clorine, focmon, peracetic acid….

VẬY CÔNG DỤNG CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC LÀ GÌ?

– Lợi khuẩn sẽ lấn át và kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn gây hại, do đó hạn chế mầm bệnh phát triển, tăng miễn dịch cho tôm – cá.

– Ổn định pH, ổn định màu nước do chế phẩm sinh học hấp thu chất dinh dưỡng hòa tan trong nước, hạn chế tảo xanh phát triển, giảm chi phí xử lý nước trong quá trình nuôi, làm tăng oxy hòa tan trong nước giúp tôm, cá khỏe mạnh và phát triển.

– Phân hủy nhanh các chất hữu cơ trong ao (xác tảo, thức ăn thừa, phân tôm) và làm sạch nền đáy ao nuôi.

– Hấp thu khí độc (NH3, NO2, H2S,..), giảm mùi hôi trong nước. Đặc biệt, ngăn khí độc xuất hiện trong 45 ngày đầu sau khi thả tôm.

– Tạo chất hữu cơ, dinh dưỡng lớn cho trùng chỉ, ốc gạo sinh sống trong ao đất.

Thật vậy, men vi sinh BZT Digester của CÔNG TY AQUA-VINA là 1 trong những chế phẩm sinh học như thế với thành phần: Nitrobacter sp, Saccharomyces sp và Bacillus spp … giúp xử lí đáy ao nuôi hiệu quả.

CÁCH DÙNG RA SAU?

Ủ YẾM KHÍ TRONG 24 TIẾNG: Trước khi đưa xuống ao, ta dùng mật đường để tăng sinh khối cho men vi sinh hoạt hóa. Cách ủ: 1 gói BZT Digester + 50L nước ao + 5kg mật đường Sau 24 tiếng ủ yếm khí, tạt xuống ao lúc 8-10h sáng.

Quy cách: gói 227gr

Quy cách thùng: 50 gói/thùng

Liên hệ tư vấn: 0939 802 686(zalo)

Bài viết tương tự

Dịch bệnh trên tôm tại Cà Mau: Thách thức và giải pháp

          Là vựa tôm lớn nhất cả nước, Cà Mau đóng vai trò trụ cột trong ngành thủy sản Việt Nam. Đến tháng 6/2025, tỉnh đạt 303.264 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó diện tích nuôi tôm chiếm 278.615 ha. Các mô hình quảng canh, quảng canh cải tiến như […]

TÔM RỚT CỤC THỊT LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ

          Trong ngành nuôi tôm, “tôm rớt cục thịt” là một trong những hiện tượng gây thất thoát nghiêm trọng, khiến bà con lo lắng và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất vụ nuôi. Hiện tượng này không phải là một bệnh lý mà là dấu hiệu cho thấy tôm […]

BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÊN HEO VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ

Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Heo: Nguyên Nhân và Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả             Bệnh tụ huyết trùng là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và thường gặp ở heo (lợn), gây ra những tổn thất kinh tế đáng kể cho người chăn nuôi. Bệnh do vi khuẩn […]

VIETSHRIMP 2025: Công nghệ nuôi tôm tiên tiến hội tụ ở Cần Thơ

Hội chợ VietShrimp 2025 được tổ chức tại TP Cần Thơ thu hút 200 gian hàng, diễn ra từ 26-28/3/2025 với chủ đề ‘Xanh hóa vùng nuôi’. Ngày 26/3, tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ, Cục Thủy sản và Kiểm ngư phối hợp Hội Thủy […]