MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH CHO ĐÀN VẬT NUÔI KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA

           Hiện nay đang trong giai đoạn giao mùa, thời tiết cũng như nhiệt độ thay đổi đột ngột, mưa nắng thất thường, độ ẩm cao là môi trường thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát, lây lan diện rộng trên đàn vật nuôi. Nếu không được chăm sóc và phòng bệnh đúng cách thì gia súc và gia cầm dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho người chăn nuôi.

      Các bệnh thường gặp ở trên vật nuôi vào mùa đông có thể kể đến như:

  • Bệnh hô hấp: Viêm phổi, cúm, hen suyễn, thương hàn… do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, gió lạnh.
  • Bệnh tiêu hóa: Tiêu chảy, đầy hơi, phân sống, … do thức ăn ôi thiu, nhiễm lạnh.
  • Bệnh truyền nhiễm: Lở mồm long móng, tụ huyết trùng… lây lan nhanh chóng trong đàn.

Những căn bệnh này không chỉ gây ra tình trạng sức khỏe yếu, giảm năng suất mà còn có thể dẫn đến chết hàng loạt nếu không được điều trị kịp thời.

Để phòng bệnh cho gia súc và gia cầm hiệu quả trong mùa đông, người chăn nuôi cần thực hiện các biện pháp sau:

    1. Chuồng trại:

      • Vệ sinh:Thường xuyên dọn dẹp chuồng trại. Giữ cho nền chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ. Thường xuyên thay chất độn chuồng đối với đàn gia cầm và hạn chế rửa chuồng đối với đàn gia súc (nhất là lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa). Bên cạnh, có thể sử dụng dung dịch sát trùng GLUTEK với thành phần an toàn, được khuyến cáo sử dụng ở các trang trại và hộ chăn nuôi chưa có hệ thống xử lý nước thải.
    • Cách nhiệt:Che chắn kín đáo, tránh gió lùa, đảm bảo nhiệt độ ổn định. Chủ động gia cố, dùng bạt, nilon… che chắn đảm bảo chuồng trại đủ ấm không bị mưa tạt, gió lùa;
    • Thông gió:Đảm bảo chuồng trại thông thoáng, tránh ẩm thấp.

 

     2. Chăm sóc và nuôi dưỡng

  • Đối với lợn: Cần cho ăn đầy đủ dinh dưỡng, uống nước ấm đối với gia súc non, bổ sung thêm muối ăn (NaCl 0,1g/kg thể trọng), bổ sung thêm chất đạm trong khẩu phần ăn.
  • Đối với gia cầm: Cần cho ăn đầy đủ thức ăn đảm bảo nhu cầu, gia cầm non cho ăn cả ngày lẫn đêm.
  • Sử dụng kháng sinh FLODOX, DOXY 50, TYLO 50, AMOXCOTIN (được phép sử dụng của cơ quan thú y) kết hợp dùng Vitamin, chất điện giải trộn vào thức ăn hoặc nước uống cho gia súc, gia cầm ăn hoặc uống để phòng một số bệnh thường gặp trên đàn vật nuôi khi thời tiết thay đổi đột ngột cũng như khi nhập hay chuyển đàn.
  • Bổ sung các loại VITAMIN ADE, BCOMPLEX, GLUCO K-C, men LACTOZYMES, AQUA LIVER… để tăng sức đề kháng của gia cầm và phòng chống dịch bệnh tốt hơn.

 

     

     3. Kiểm tra quan sát đàn vật nuôi

     Để phát hiện kịp thời vật nuôi có dấu hiệu bất thường như: Bỏ ăn hoặc kém ăn, ủ rũ, nằm một chỗ lười vận động hoặc tách xa đàn hoặc mắt lờ đờ, chảy nước mắt, nước mũi, sưng mắt, xù lông, sốt cao uống nhiều nước, tai đỏ hoặc tím tái, ho, khó thở, thở mạnh, tiêu chảy…

Ngoài ra, còn xuất huyết ngoài da hoặc tím tái các vùng da như tai, mõn, chân (đối với lợn).

Thường xuyên quan sát đàn vật nuôi để sớm phát hiện, cách ly những vật nuôi ốm, yếu ra khỏi đàn và có biện pháp điều trị và xử lý kịp thời .

 

     4. Phòng bệnh bằng tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin.

     Phòng bệnh bằng tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi, chưa có kháng thể chống bệnh ngay mà phải sau 7-21 ngày (tùy theo loại vắc xin) mới có miễn dịch,

  • Đối với trâu, bò, dê: Cần tiêm phòng vắc xin tụ huyết trùng, lở mồm long móng.
  • Đối với lợn: Tiêm phòng vắc xin dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn, đóng dấu, tai xanh và lở mồm long móng …
  • Đối với gia cầm: Cụ thể như: đối với gà tiêm vắc xin Newcatles, cúm gia cầm, tụ huyết trùng…đối với Vịt tiêm vắc xin dịch tả vịt, viêm gan do vi rút, cúm gia cầm, tụ huyết trùng.

Lưu ý: Việc tiêm phòng cần thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật như bảo quản vắc xin, liều lượng, thời gian tiêm… để có hiệu quả cao sau khi tiêm phòng.

Khi dùng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi nhưng vẫn cần phải thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh.

Định kỳ 1 tuần 1 lần tiêu độc khử trùng chuồng trại, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi bằng hóa chất (PEN-KILL, GLUTEK….) hoặc dùng vôi bột, nước vôi,…Chú ý nên chọn những loại thuốc sát trùng có hoạt phổ rộng, tác dụng nhanh, kéo dài và ổn định.

    Chủ động khai báo khi có dịch với chính quyền địa phương, với thú y xã để được kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp chăm sóc điều trị khi cần thiết. Không giấu dịch, không bán chạy, giết mổ gia súc, gia cầm bệnh, không vứt xác gia súc, gia cầm bệnh ra môi trường làm lây lan dịch bệnh.

 

Xem thêm các sản phẩm TẠI ĐÂY

 

 

 

 

 

 

Bài viết tương tự

VIETSHRIMP 2025: Công nghệ nuôi tôm tiên tiến hội tụ ở Cần Thơ

Hội chợ VietShrimp 2025 được tổ chức tại TP Cần Thơ thu hút 200 gian hàng, diễn ra từ 26-28/3/2025 với chủ đề ‘Xanh hóa vùng nuôi’. Ngày 26/3, tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ, Cục Thủy sản và Kiểm ngư phối hợp Hội Thủy […]

VIETSHRIMP CẦN THƠ 2025

AQUA-VINA TIẾP TỤC CÓ MẶT TẠI VIETSHRIMP CẦN THƠ 2025 Công ty Cổ phần SX TM Aqua-Vina trân trọng kính mời Quý khách hàng đến tham quan Hội chợ Triển lãm Quốc tế 𝐕𝐢𝐞𝐭𝐒𝐡𝐫𝐢𝐦𝐩 𝟐𝟎𝟐𝟓. Gian Hàng: 𝐂𝟎𝟒 Thời Gian: 𝟐𝟔 – 𝟐𝟖/𝟑/𝟐𝟎𝟐𝟓 Địa điểm: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư – 108A Lê Lợi, […]

8.3 – PHỤ NỮ LÀ ĐỂ YÊU THƯƠNG

Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 vừa qua, AQUAVINA đã có cơ hội tôn vinh và gửi lời tri ân đến tất cả những người phụ nữ tuyệt vời – những bông hoa rực rỡ của cuộc sống. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể nữ nhân viên của Aquavina vì sự […]

CHÀO ĐÓN ĐỐI TÁC TỪ CAMPUCHIA – HỢP TÁC VƯƠN XA

Vừa qua, Aqua-Vina vinh dự chào đón đoàn đối tác từ Campuchia trong buổi gặp gỡ và trao đổi thông tin hợp tác. Sự kiện này đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình mở rộng thị trường quốc tế của thương hiệu Aqua-Vina. Với nền tảng vững chắc về chất lượng sản phẩm […]

BỆNH EHP TRÊN TÔM VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

BỆNH EHP TRÊN TÔM VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA            EHP là bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm. EHP thường ký sinh trong gan tụy tôm và nhân lên trong tế bào chất của biểu mô ống gan tụy, cản trở tôm […]