Xuất khẩu tôm quý I đạt 939 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP).
VASEP cho biết Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất, với kim ngạch 288 triệu USD, tăng 125% so với cùng kỳ 2024. Nhu cầu tôm phục vụ tiêu dùng nội địa và kỳ nghỉ lễ 1-5/5 tăng mạnh, trong đó tôm hùm và tôm sú được ưa chuộng.
Tiêu thụ nhiều thứ hai là Mỹ, với tăng trưởng 11%, đạt 134 triệu USD. Đây cũng là thị trường có mức giá xuất khẩu cao nhất, trung bình đạt 10,9 USD mỗi kg tôm chân trắng và 17,7 USD mỗi kg tôm sú, ổn định hơn so với các thị trường khác.
Thị trường EU cũng tích cực, thu về 107 triệu USD, tăng 33%. Nhật Bản và Hàn Quốc ghi nhận mức tăng trưởng lần lượt 20% và 16%, đạt 124 triệu USD và 77 triệu USD. Riêng tại Nhật, tôm chế biến sẵn và đông lạnh tiện lợi là dòng sản phẩm được ưa chuộng.
Để bắt kịp nhu cầu thị trường, nhiều vùng nuôi đã chủ động nâng cấp quy trình sản xuất theo hướng chuyên sâu, trong đó việc sử dụng các nhóm sản phẩm chuyên biệt như khoáng chất, xử lý nước, vi sinh, dinh dưỡng và điều trị đang được chú trọng. Những giải pháp toàn diện từ các doanh nghiệp trong nước – như hệ sản phẩm dành riêng cho tôm của Công ty Cổ phần sản xuất thương mại Aqua-Vina – đã và đang hỗ trợ bà con ổn định môi trường nuôi, kiểm soát dịch bệnh, nâng cao chất lượng tôm thương phẩm để đáp ứng các thị trường khó tính.
(Hình một số sản phẩm trong nuôi tôm từ Aqua-Vina)
Nhận định tình hình sắp tới, VASEP cho rằng thuế đối ứng của Mỹ đang tạm hoãn nhưng cũng tạo sức ép cho ngành tôm, bởi đây là thị trường chiếm khoảng 20% giá trị xuất khẩu, tương đương 800 triệu đến 1 tỷ USD mỗi năm.
Bên cạnh đó, tôm Việt Nam còn đối mặt với hai vụ kiện chống bán phá giá (AD) và chống trợ cấp (CVD) tại Mỹ. Dù mức thuế CVD hiện là 2,84%, thấp hơn so với Ấn Độ (5,77%) và Ecuador (3,78%), các quy định khắt khe về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm có thể làm tăng chi phí tuân thủ, ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Việc đảm bảo từ đầu chuỗi sản xuất – bao gồm kiểm soát vi sinh đường ruột, cân bằng khoáng trong nước, hạn chế tồn dư hóa chất và đảm bảo an toàn sinh học – là yếu tố then chốt để giảm rủi ro và tăng năng suất. Với sự hỗ trợ kỹ thuật từ các doanh nghiệp nội địa giàu kinh nghiệm như Aqua-Vina, nhiều hộ nuôi đã chủ động áp dụng quy trình nuôi chuẩn hóa, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế vừa phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
(Hình ao nuôi tôm của bà con)
Để đạt mục tiêu kim ngạch 4 tỷ USD năm nay, Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đồng bộ các giải pháp: tăng cường xúc tiến thương mại tại các triển lãm quốc tế, đầu tư vào công nghệ chế biến và chuẩn hóa theo các tiêu chuẩn quốc tế (FDA, ASC, MSC).
Việt Nam cũng đang tích cực đàm phán với Mỹ, đồng thời đẩy mạnh tận dụng các FTA như CPTPP, EVFTA nhằm đa dạng hóa thị trường. Việc kiểm soát chặt chuỗi cung ứng và đẩy mạnh nhập khẩu từ Mỹ cũng được xem là một bước đi chiến lược nhằm giảm áp lực từ chính sách bảo hộ của Washington, theo VASEP.
(Nguồn thông tin số liệu từ: https://vnexpress.net/xuat-khau-tom-tang-manh-4880436.html)